Mạch đa hài là loại đơn giản nhất của 1 bộ multivibrator, bao gồm 2 con
BJT mách chéo, thêm vào các trở để phân cực và 2 tụ hóa để thực hiện quá
trình nạp xả. Chúng ta sẽ tính được chu kỳ của nó qua R,C (cái này đã
dc học ở cấp 3 nhưng bị mất gốc đến tận ĐH luôn )
Mạch bên dưới là một mạch VD đơn giản và thông dụng để giải thích mạch đa hài. Với đầu ra là các chân C của BJT.
Giải thích hoạt động của mạch: Tưởng tượng BJT như là 1 công tắc,
trong 1 thời điểm (nghĩa là ở 1 trạng thái chỉ có 1 BJT mở) (đọc hết
bài thì bạn hãy suy nghĩ tại sao, bây h cứ mạch định là như vậy đã) Vì
vậy chúng ta giả sử ban đầu Q1 mở, và Q2 đóng.
Trạng thái 1:
- Điện áp tại Out1 ~ GND, bởi vì Q1 mở mà.
- Side bên phải của C1 (và Cực B của Q2) bắt đầu được nạp điện từ 0 cho đến 0.6V.
- R3 kéo dòng tại cực B của Q1 lên. Nhưng mối nối PN tại 2 cực B-E ngăn cản điện áp tại đó ko quá 0.6V.
- Dòng điện qua R4 nạp vào side phải của C2 cho đến khi bằng V nguồn. Vì R4 < R2 nên C2 nạp điện nhanh hơn C1.
Khi cực B của Q2 đạt tới 0.6V thì Q2 bắt đầu mở, và xảy ra dòng hồi tiếp dương:
- Q2 lập tức đưa thế tại side phải của C2 về 0 (vì Q2 mở mà)
- Vì điện áp trong tụ điện không thay đổi nhanh được, cho nên áp tại
side trái của C2 sẽ thành gần – V nguồn rất nhanh (vì trước đó C2 đã
nạp đầy là +V mà), chính xác là chỉ dưới 0V.
- Q1 sẽ tắt vì điện áp tại B của Q1 biến mất (vì C2).
- R1 và R2 bắt đầu làm cho dòng nạp qua C1 thành +V nguồn
Rồi sau đó qua trạng thái 2, ngược lại với lúc đầu, ở đây Q1 tắt và Q2
mở, nguyên lý hoạt động giống như trạng thái 1. Dòng qua R1 nạp nhanh
vào side trái C1 để đủ +V, còn dòng qua R3 từ từ nạp side trái C2 lên
0.6V để Q1 mở …